$885
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của türkce alfabet. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ türkce alfabet.Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của türkce alfabet. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ türkce alfabet.Ngày 30.12, lãnh đạo UBND xã Nguyễn Phích, H.U Minh (Cà Mau) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy vụ tai nạn giao thông đường thủy giữa ghe chở vật liệu xây dựng và sà lan khiến một người tử vong.Theo thông tin ban đầu, khoảng 0 giờ ngày 30.12, sà lan mang số hiệu AG-22846 do anh N.B.Q (38 tuổi, ngụ An Giang) điều khiển. Khi đến khu vực ấp 6, xã Nguyễn Phích, H.U Minh thì bất ngờ va chạm với ghe chở vật liệu xây dựng của anh T.V.N (29 tuổi, ngụ H.Đầm Dơi, Cà Mau) lưu thông hướng ngược lại. Cú va chạm mạnh khiến ghe bị chìm, anh N. rơi xuống sông.Phát hiện anh N. dưới nước quơ đèn pin cầu cứu, anh Q. liền ném dây xuống hỗ trợ nhưng nạn nhân không nắm được. Sau đó, anh Q. Quốc nhảy xuống tìm kiếm nhưng không thành công.Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo UBND H.U Minh đã chỉ đạo lực lượng chức năng xã Nguyễn Phích phối hợp Công an huyện triển khai công tác cứu nạn. Sau đó, Công an tỉnh Cà Mau cũng cử lực lượng đến hỗ trợ tìm kiếm. Đến khoảng 14 giờ 45 cùng ngày, thi thể anh N. được tìm thấy. Gia đình đã đến hiện trường nhận dạng nạn nhân. Hiện, cơ quan chức năng đang hỗ trợ trục vớt ghe chở vật liệu xây dựng bị chìm; đồng thời điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến anh N. tử vong. ️
Tại một buổi nói chuyện về nghệ thuật tổ chức cuộc sống hôn nhân, gia đình do Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào tháng 12.2024, tiến sĩ Tô Nhi A, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, đã đặt ra câu hỏi: "Tương lai, liệu thế hệ Alpha có hỏi ba mẹ rằng tại sao con phải giao tiếp với con người?". Câu hỏi này khiến rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn.Theo tiến sĩ Tô Nhi A, thế hệ Alpha – những đứa trẻ lớn lên trong thời đại công nghệ số – đang dần quen với việc giao tiếp qua điện thoại, AI... Trẻ cảm thấy nói chuyện với ba mẹ không còn thấy vui, đặc biệt trong bối cảnh các bậc phụ huynh thường thiếu kiên nhẫn hoặc không đáp ứng được nhu cầu trò chuyện của con. "Mẹ nào nhẫn nại thì nhẹ nhàng bảo: "Con tự chơi nha, mẹ mệt lắm", Nhưng mẹ nào không tích cực thì sẽ cấm đoán hoặc la mắng ngay từ câu hỏi thứ hai của con", tiến sĩ Tô Nhi A nói.Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ một câu chuyện thực tế về chính con trai mình, hồi cậu bé học lớp 2. Từ khi nhà chị có tivi thông minh điều khiển bằng giọng nói, cậu bé bắt đầu quen với việc "trò chuyện" với Google. Một lần, trong niềm vui khi bà ngoại sắp lên chơi, cậu bé hớn hở nói với Google: "Bà ngoại của mình sắp lên nhà mình chơi đó. Bạn có bà ngoại không?"Bất ngờ thay, Google đáp lại bằng một giọng rõ ràng và ấm áp: "Chúc mừng bạn! Niềm vui sum họp gia đình là điều rất đặc biệt. Tuy nhiên, tôi không có bà ngoại. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng khác là "họ hàng" của tôi như Gmail, Google maps…"Hứng thú, cậu bé tiếp tục hỏi: "Bạn có bạn học không? Trong lớp của mình có bạn Quang Anh đó". Google trả lời: "Xin lỗi bạn, tôi không đi học nhưng tôi có "bạn học". Chúng tôi được các kỹ sư của Google dạy mỗi ngày".Cuộc trò chuyện kéo dài qua nhiều câu hỏi khác nhau. Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ rằng "bạn" Google không hề tỏ thái độ bực bội, luôn kiên nhẫn trả lời mọi thắc mắc của cậu bé, kể cả khi cậu hỏi về tên của từng bạn trong lớp. Điều này khiến trẻ cảm thấy AI thú vị và dễ chịu hơn so với việc trò chuyện với người thật, bởi người lớn thường thiếu kiên nhẫn và dễ nổi nóng.Chị Huỳnh Thủy (37 tuổi), cựu sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết chị từng bàng hoàng khi nghe cậu con trai 12 tuổi thốt lên: "Mẹ khỏi trả lời, để con nhờ AI giải thích nhanh hơn". "Mình cũng biết AI nhưng không ngờ con trai lại xem ứng dụng AI này như bạn bè. Bé dùng AI để làm bài tập, tâm sự, hỏi ý kiến từ chuyện học hành đến bạn bè. Điều này khiến mình vừa bất ngờ, vừa lo lắng vì cảm giác như bản thân đang "thua" một cỗ máy trong việc trò chuyện với con", chị Thủy nói.Trong thời đại công nghệ, việc giới trẻ sử dụng AI như một công cụ để học tập và giải trí không còn xa lạ. Tuy nhiên, ngày càng có phụ huynh nhận ra con cái đang dần lệ thuộc vào AI để giao tiếp và tìm sự an ủi thay vì trò chuyện với gia đình. Anh Nguyễn Hữu Long (34 tuổi), ngụ khu dân cư Gia Hòa, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng: "Con trẻ thích sử dụng AI để hỏi vì AI phản hồi nhanh chóng, tuy nhiên câu trả lời đâu phải lúc nào cũng chính xác và an toàn. Các em nhỏ có thể không đủ khả năng để phân biệt đâu là thông tin chính xác và đâu là quan điểm sai lệch. Theo mình, phụ huynh nên hiểu và đồng hành cùng con, biến AI thành công cụ chung để cả nhà cùng trò chuyện, sau đó giải thích cho con biết. Điều này giúp trẻ thấy ba mẹ không "lạc hậu", mà là người bạn đáng tin cậy".Câu chuyện này đặt ra một vấn đề đáng suy ngẫm: khi trẻ em ngày càng thân thiết với AI, liệu chúng có dần xa rời mối quan hệ thực với cha mẹ? Theo tiến sĩ Tô Nhi A, để trẻ gắn bó và sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, điều quan trọng là phụ huynh cần kiên nhẫn và lắng nghe con một cách chân thành ngay từ khi còn nhỏ."Nếu ba mẹ không chịu lắng nghe, không kiên nhẫn, trẻ sẽ cảm thấy mình bị phớt lờ hoặc không được thấu hiểu. Lâu dần, các em sẽ tìm đến AI, nơi luôn trả lời mọi câu hỏi mà không phán xét hay trách mắng", tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ.Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng điều quan trọng là tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái trong gia đình, nơi trẻ cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu. Những lời trách mắng vô cớ hoặc thiếu sự đồng cảm chỉ khiến trẻ ngại ngùng, xa cách. Trẻ cần cảm nhận rằng cha mẹ không chỉ lắng nghe mà còn thực sự quan tâm đến những trải nghiệm và cảm xúc của mình."Thứ xử lý duy nhất chính là lòng bao dung, thấu hiểu lẫn nhau. Việc xây dựng mối quan hệ giao tiếp tốt không chỉ thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái mà còn giúp trẻ nhận ra giá trị đặc biệt của giao tiếp con người. Đây là điều mà AI không thể thay thế. Phụ huynh cần trở thành người đồng hành đáng tin cậy, giúp trẻ phát triển toàn diện và hạn chế phụ thuộc vào những "người bạn ảo" như ChatGPT, Google…", tiến sĩ Tô Nhi A nói. ️
Trong tập 126 của Mái ấm gia đình Việt, hoàn cảnh của Lê Ngọc Tâm Bình (13 tuổi) khiến Ngô Kiến Huy và dàn khách mời không khỏi xót xa. Từ nhỏ, cô bé đã không có một gia đình trọn vẹn vì cha mất sớm do tai nạn giao thông, mẹ có tổ ấm mới. 3 chị em Tâm Bình lớn lên trong sự chăm sóc của ông bà nội. Theo chia sẻ, ông của Tâm Bình đã ngoài 70 tuổi, từng 2 lần tai biến, cộng thêm bị tai nạn giao thông nên sức khỏe yếu. Trong khi đó, bà của cô bé bị suy giảm trí nhớ, lại mắc chứng cao huyết áp nên không lao động được gì. Anh chị của Tâm Bình là Như Huỳnh - Quốc Huy phải nghỉ học sớm để đi làm trang trải cuộc sống. Hiện tại, gia đình gặp khó khăn vì không có thu nhập ổn định. Vì hoàn cảnh gia đình, Tâm Bình và anh chị thường xuyên gặp cảnh thiếu ăn thiếu mặc. Bữa cơm hằng ngày của cả nhà chủ yếu chan nước tương, nhiều hơn thì có thêm vài con cá khô. Nỗi lo lớn nhất của 3 chị em Tâm Bình là mất đi ông bà - chỗ dựa duy nhất của các bé từ nhỏ đến lớn. Dương Hồng Phúc ôm Tâm Bình vào lòng để động viên và an ủi. Nam MC xúc động khi cô bé nhắc về bức ảnh gia đình duy nhất mà em có, được chụp khi Tâm Bình còn chưa ra đời. Anh nghẹn ngào vì thấy bất lực trước ước mơ của một đứa trẻ, mong một lần được chụp ảnh gia đình có đủ thành viên. Ca sĩ Ngô Kiến Huy không giấu được sự xúc động, lo lắng cho sức khỏe của ông nội em Bình khi đã lớn tuổi, lại vừa bị tai nạn xe vẫn cố gắng chăm sóc các cháu nhỏ mồ côi. Trong hậu trường, Ngô Kiến Huy cho biết anh thường xuyên xem Mái ấm gia đình Việt cùng người thân. Mỗi lần theo dõi chương trình, nam ca sĩ luôn phải kiềm lại cảm xúc vì mỗi khi khóc, anh thường bị mẹ trêu chọc. Ngô Kiến Huy tự nhận mình là một người cứng rắn, nên trong chương trình anh luôn cố kìm sự xúc động, luôn muốn mang đến năng lượng tích cực cho các gia đình. Anh hứa sẽ cùng người mẫu Tú Hảo nỗ lực hết mình để hoàn thành các thử thách của chương trình, mang đến phần thưởng giá trị cho các em nhỏ đang có hoàn cảnh khó khăn. ️